Thế giới công nghệ những ngày này rộn ràng bởi thế hệ 15 của nhà Táo sắp về hàng và đám bạn tôi cũng vậy. Chúng nó chẳng nề hà gì câu chuyện chi phí và sẵn sàng đu theo từng ngày để có thể sở hữu máy sớm nhất. Dĩ nhiên, tôi cũng biết trước sẽ có ngày tụi nó khoe “trên tay máy mới” và lôi con Galaxy Z Flip5 tôi đang dùng ra để so sánh.
Y như khuôn, nó Flex ngay cho tôi con Táo Plus thế hệ thứ 15 nóng hôi hổi với hàng loạt tính năng mới mẻ. Và phải thú nhận rằng, kể từ khi nghe nó nói về con máy này và dùng thử, tôi lại càng yêu Galaxy Z Flip5 của mình hơn hẳn. À, tôi sẽ tạm gọi cô bạn của mình là “Ánh” nhé, vì riêng tư sẽ tốt hơn mà.
Một màn hình lớn quá chiếm diện tích, có gập gọn được đâu?
Con Plus thế hệ thứ 15 của Ánh sở hữu một màn hình 6,7inch khá lớn, y khuôn mẫu Plus năm ngoái. Kích cỡ này giúp màn hình hiển thị được nhiều chi tiết đấy, bởi con Galaxy Z Flip5 cũng có kích thước này khi mở ra. Cơ mà, nó không gập lại được các bạn à và nó thực sự rất vướng víu nếu bỏ vào túi quần! Phải nói là vô cùng khó chịu, nhất là với những người yêu thích phong cách streetstyle như tôi.
Nếu là Galaxy Z Flip5 này, tôi chỉ cần gập ẻm lại bằng một nửa kích thước ban đầu và để gọn gàng trong túi quần mà thôi. Thú thực, tôi cũng chẳng cần phải mở ra màn hình chính quá nhiều chi cho cồng kềnh, bởi màn hình phụ 3,4inch này có thể xử lý mọi việc, từ gọi điện, nhắn tin, xem video, chụp ảnh,… Còn thấy cái cảnh con bạn tôi nó cứ lôi cái quả Táo to đùng từ ví ra mỗi lần nghe điện thoại, rồi lại làm tương tự khi cất vào thì “cồng kềnh” thật đấy.
Trải nghiệm hình ảnh 60Hz lạ thật sự!
Nếu các ông không biết, thì con plus thế hệ thứ 15 có mức giá thấp nhất cũng ~ 26 triệu cho 128GB và cao nhất lên tới 35 triệu cho 512GB, quá cao nếu so với con Galaxy Z Flip5 bây giờ. Giá của em nhà tôi cũng chỉ cỡ ~26 triệu, nhưng lại sở hữu đến 256GB ROM và 8GB RAM, rẻ hơn thấy rõ.
Mà cái tôi muốn nói là trải nghiệm tần số làm tươi màn hình của Táo plus thế hệ thứ 15 lại chỉ có 60Hz, trong khi Z Flip5 của tôi lên tới 120Hz. Nếu yêu thích công nghệ, bạn sẽ cảm nhận ngay sự khác biệt về hình ảnh, trải nghiệm lướt, chạm trên con 120Hz nó đã mắt hơn 60Hz như thế nào. Ấy mà nó cũng bỏ chừng ấy tiền ra để mua một con 60Hz về, đến chịu!
Camera Truedepth à, có hands-free được không thế?
Thực tế thì khi nhìn vào những bức ảnh được chụp bởi chính con Táo plus thế hệ thứ 15 này, tôi mới thấy nó phải cố gắng lắm mới có một bức ảnh tàm tạm một chút.
Bởi vì sao á, nếu bạn chụp bằng con camera sau, thì nó vẫn chì có các thông số hình ảnh cơ bản như bao smartphone chụp hình khác. Cái độ phân giải 48MP mà nó Flex không phải là thứ để đem ra so sánh chất lượng hình ảnh. Nhiều chuyên gia đã nói rồi, số MP không quyết định việc chụp ảnh ra đẹp hay xấu, mà nó phụ thuộc vào cảm biến camera trên từng thiết bị.
Mà con Galaxy Z Flip5 của tôi nó có cả cảm biến OIS, tự động lấy nét, đa khẩu độ và cái phóng to kỹ thuật số của tôi có thể lên tới 10x chứ không phải 2x như ai kia đâu.
Mà bạn biết không, chụp một bức ảnh selfie trên Táo plus thế hệ thứ 15 nó khó, vì máy thì to, cầm thì nặng, mà chụp bằng camera trước 12MP thì hình nó cứ… cùi cùi thế nào ấy. Bữa chụp hình, cả đám cứ loay hoay mãi mà Ánh không chụp được tấm nào ra hồn, tôi phải lôi ngay con Galaxy Z Flip5 của mình ra và “roẹt roẹt” vài bức đẹp mê ly bằng camera sau cho cả bọn thưởng thức. Vì con Flip5 này của tôi có thể theo dõi khung hình thông qua FlexWindow ở màn hình phụ, nên mọi người tạo dáng và chỉnh cự ly rất dễ. Tiện, nhanh, đẹp và dĩ nhiên, bớt mò hơn “quả Táo mới” nào kia rồi!
Hơn thế, nếu muốn chụp ảnh nhóm mà không cần nhờ người khác, tôi có thể sử dụng chế độ hands-free, tức là chụp rảnh tay ấy. Mọi người chỉ cần đứng trong khung hình, giơ tay làm cử chỉ để máy nhận diện và “tách”, một bức ảnh tuyệt đẹp bằng camera sau cao cấp ra đời. Chúng tôi có thể theo dõi toàn bộ bối cảnh, không gian, style của cả nhóm từ màn hình phụ, nên điều chỉnh dễ dàng và căn góc cái một. Đấy, làm một bức ảnh đẹp trên Galaxy Z Flip5 nó dễ lắm, chứ đâu có khốn khổ như Táo khuyết, nhể?
Máy đắt thế mà không FlexMode được à?
Thú thực, vì nó Flex tôi cái táo thế hệ 15 mới mua, mà đem ra so thì chẳng bằng một góc cái Flip5 tôi đang xài. Bởi thế, tôi cũng “khai sáng” cho nó luôn những thứ mà Samsung đã trang bị trên em này, để cho nó tỉnh ra một chút với cái máy vừa đắt, vừa nặng đó.
Galaxy Z Flip5 này được cái có thể gập ở mọi tư thế, nói nôm na là FlexMode của em này đa dạng và linh hoạt vô cùng. Nào cần xem video trên màn hình phụ, tôi thường để máy mở ra một chút như hình tam giác thế này, vững vàng và vô cùng an toàn.
Còn lúc sử dụng màn hình chính để làm việc, bạn có thể để máy một góc 90 độ như thế này, hoàn toàn không cần mang theo phụ kiện giá đỡ gì cả. Tiết kiệm chi phí thì không nói làm gì, nhưng cái chính là nó tiện lợi vô cùng. Tất cả những gì bạn cần mang khi đi ra ngoài, chỉ là một em Galaxy Z Flip5 mà thôi.
Về độ bền thì người dùng đã test đóng/mở em này hàng trăm ngàn lần rồi, vẫn xài vô tư và khỏe chán. Nhờ bản lề Flex gập không kẽ hở, máy có thể gập mọi tư thế rất thoải mái, đóng hoàn toàn màn hình khi gập và mở tối đa không gian với 180 độ. Bởi thế, trải nghiệm trên em Galaxy Z Flip5 này sướng và sang hơn rất nhiều!
Và giờ là công nghệ… sạc ngược thời đại!
Sau tất cả, Táo khuyết đã phải đến với cổng USB-C và bạn đừng tự hào hay đem so sánh cái cổng này với bất kỳ máy Samsung nào khác, kẻo bị cười đấy. Táo khuyết trang bị cổng USB-C, nhưng lại là USB-C 2.0 cổ lỗ sỉ của những năm 2000 các ông ạ, cái thời mà tôi mới tròn 2 tuổi thôi ấy! Trong khi con Galaxy Z Flip5 của tôi đã dùng tới USB-C 3.2 rồi và chuẩn mới nhất của USB-C cũng là 4 chấm.
Cho ông nào chưa rành, thì USB-C 2.0 chỉ có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 480Mbps mà thôi, còn USB 3.2 trên Galaxy Z Flip5 thì lên tới con số 20Gbps, tức là gấp gần 42 lần tốc độ truyền tải dữ liệu so với iPhone 15 Plus. Vậy thì các ông đang khoe cái gì vậy, một công nghệ thời… đồ đá hả?
Flip suitcase với thẻ NFC độc quyền
Nếu nói về tính cá nhân hóa, Flip suitcase với thẻ NFC độc quyền là lựa chọn tuyệt vời nhất, một trải nghiệm chỉ có riêng những ai đang sở hữu Galaxy Z Flip5 mới làm được.
Để tôi giới thiệu “sơ” nhé, khi bạn trang bị ốp lưng Flip suitcase với thẻ NFC, màn hình bên ngoài của của Galaxy Z Flip5 sẽ tự động chuyển hình nền và giao diện sang chủ đề chiếc thẻ NFC đó. Cũng vì yếu tố này, mà cái kho thẻ NFC của tôi nó nhiều và đa dạng lắm luôn, từ Smiley, SKZOO, hay Harring,… Với kho ốp và thẻ NFC đa dạng, các ông hoàn toàn có thể tùy biến bất kỳ phong cách nào theo cá tính vậy. Vậy nhà Táo có gì không? Dĩ nhiên vẫn chỉ là những phong cách muôn đời vẫn vậy, nhạt nhẽo lắm luôn!
Nhìn cái số tiền mà con bạn đã bỏ ra để sở hữu Táo thế hệ thứ 15, tôi mới thấy quyết định đầu tư cho Galaxy Z Flip5 của mình là chính xác đến mức nào. Với chi phí đó, sẽ không có “quả Táo” nào có thể “Linh hoạt và bứt phá” như Galaxy Z Flip5 đâu. Mà thực tế thì cho dù bạn có sở hữu em Max thế hệ 15 1TB đi chăng nữa, thì nó cũng có gập được đâu mà Flex Mode với Flex Cam. Thế nên, tỉnh sớm đi nhé!
Quý độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm thông tin:
- Galaxy Z Flip5: https://www.samsung.com/vn/smartphones/galaxy-z-flip5/
- Galaxy Z Fold5: https://www.samsung.com/vn/smartphones/galaxy-z-fold5/