Mới đây, HP đã công bố Báo cáo Phát triển Bền vững thường niên năm 2021, nhấn mạnh tiến trình thực hiện các lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược Phát triển Bền vững. Góp phần vào hành trình bền vững trên toàn cầu, HP Việt Nam đã gặt hái được những kết quả ấn tượng thông qua các sáng kiến trong nước, bao gồm hành động chống biến đổi khí hậu, xây dựng trường học và hỗ trợ thiết bị công nghệ phục vụ học tập cho trẻ em nghèo, tái chế rác thải nhựa đại dương và thúc đẩy bình đẳng giới.
Theo Báo cáo Phát triển Bền vững 2021 của HP, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới các thương hiệu có trách nhiệm với xã hội khi xem xét và đưa ra quyết định mua hàng. Chỉ trong năm 2021, HP đã phân bổ thêm 3,5 tỷ USD trong doanh thu bán hàng vào các hoạt động phát triển bền vững của công ty – tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Điều đó cho thấy rằng, hơn cả một giá trị đúng đắn để chung tay cùng cộng đồng, tính bền vững đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
“HP đang thúc đẩy thực hiện những mục tiêu tích cực và toàn diện nhất vì khí hậu toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành công ty công nghệ bền vững và công bằng nhất trong ngành vào năm 2030. Thông qua chiến lược Phát triển Bền vững, chúng tôi cam kết chung tay để giải quyết những thách thức to lớn trên toàn cầu. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực cho sự phát triển vững mạnh của cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng kinh doanh, tất cả vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta,”, ông Nguyễn Minh Đức, Tổng giám đốc HP Việt Nam cho biết.
Là điểm nổi bật của Báo cáo Phát triển Bền vững 2021, HP ghi nhận mức giảm đáng kể lượng bao bì nhựa sử dụng một lần, giảm 44% so với năm 2018. Bên cạnh đó, với mục đích mang tới chất lượng giáo dục và đào tạo tốt hơn cho cộng đồng, HP đã cung cấp các chương trình và giải pháp công nghệ hỗ trợ học tập cho 74,3 triệu trong mục tiêu 100 triệu học sinh và những người trong độ tuổi trưởng thành.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định rõ những khía cạnh mà HP cần cải thiện và tăng tốc hơn nữa trong hành trình phát triển bền vững, đặc biệt là các hoạt động nhằm đối phó với tác động lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Dưới đây là những điểm nổi bật của Báo cáo Phát triển Bền vững 2021 từ HP:
Tăng cường Hoà nhập Kỹ thuật số
- HP đã cam kết một mục tiêu mới trong năm qua về thúc đẩy Hoà nhập kỹ thuật số cho 150 triệu người vào năm 2030. Trong năm đầu tiên, HP đã tiếp cận và hỗ trợ cho 4,2 triệu người. Gần đây, công ty cũng công bố thành lập tổ chức phi lợi nhuận đầu tiên nhằm mở rộng khả năng hòa nhập số cho phụ nữ, những người yếu thế trong xã hội, người khuyết tật, cũng như người làm trong lĩnh vực giáo dục.
- Để giúp đáp ứng nhu cầu về công nghệ trong giáo dục, HP đang cung cấp các giải pháp từ Trung tâm Công nghệ HP Modular cho các trường học ở Đông Nam Á, cho phép học sinh sử dụng sản phẩm máy tính HP để học các kỹ năng coding và Microsoft Office. Chương trình cũng bao gồm hỗ trợ đào tạo giáo viên để cải thiện chất lượng công tác giáo dục thông qua công nghệ. Tính đến tháng 12 năm 2021, HP đã mở rộng thêm 2 trung tâm ở Việt Nam trong số 8 trung tâm ở khu vực Đông Nam Á, và tiếp cận hơn 15.000 sinh viên.
- Hiện nay, HP Việt Nam đang hợp tác với Tổ chức từ thiện Saigon Children, kết nối cùng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam quyên góp và xây dựng thêm nhiều trường học và phòng tin học cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa.
Hành động chống lại Biến đổi khí hậu
- Vòng tuần hoàn của sản phẩm và bao bì: HP cam kết đạt 75% tỷ lệ tuần hoàn cho các sản phẩm và bao bì vào năm 2030. Điều này có nghĩa là 75% tổng lượng sản phẩm và bao bì hàng năm của HP, tính theo trọng lượng, sẽ đến từ vật liệu tái chế cũng như tái sử dụng các sản phẩm và bộ phận. Tới năm 2021, HP đã đạt được 39% tỷ lệ tuần hoàn.
Tại Việt Nam, HP đang thực hiện dự án ProjectSTOP, cùng Indonesia và Malaysia tái chế rác thải nhựa đại dương để sản xuất hộp mực mới. Công ty hiện đang làm việc với Lavergne – một nhà sản xuất hỗn hợp có trụ sở tại Việt Nam để biến nhựa thô thành nhựa tái chế. Kết hợp với nhựa nguyên sinh, chúng sẽ được đúc thành nắp nhựa mới dùng cho hộp mực của HP. Các nỗ lực này đều hướng tới tham vọng của HP trong việc thiết kế danh mục sản phẩm bền vững nhất trong ngành.
- Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, không carbon: HP tăng tốc tiến trình cắt giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính (KNK) vào năm 2030 và đạt được mức phát thải ròng “bằng không” vào năm 2040. Năm 2021, HP đã giảm lượng phát thải từ việc sử dụng sản phẩm xuống 39% so với năm 2015, vượt mục tiêu giảm 30 % vào năm 2025.
- Trồng và bảo tồn rừng: HP cam kết giảm thiểu tác động đối với môi trường bằng cách chống lại các hành vi phá rừng và nguyên liệu giấy không phải từ HP trong sản phẩm và các dịch vụ in ấn của công ty vào năm 2030. Một trong những chiến lược của HP bao gồm việc mở rộng hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) để bảo vệ rừng trước các tác động tiềm ẩn tới từ việc in ấn sản phẩm của HP. Trong năm 2021, HP đã giải quyết 23% tổng lượng nguyên liệu giấy được sử dụng trong các sản phẩm và dịch vụ in. Tại Việt Nam, HP hợp tác với tổ chức phi chính phủ Sống Foundation trong khuôn khổ chương trình Hạnh Phúc Xanh để quyên góp và trồng được 2.053 cây Mấm trắng ở Sóc Trăng và Ninh Thuận.
Thúc đẩy Bình đẳng giới:
- HP là công ty công nghệ đầu tiên trong danh sách Fortune 100 cam kết đạt mức 50/50 về bình đẳng giới trong bộ phận lãnh đạo vào năm 2030. Vào năm 2021, phụ nữ chiếm 32,5% ở các vị trí cấp điều hành trở lên trên toàn cầu. Phụ nữ cũng chiếm 22,7% trong các bộ phận kỹ thuật và công nghệ tại HP, hướng tới mục tiêu đạt tỷ lệ hơn 30% vào năm 2030.
- Gần 40% nhân viên HP Việt Nam là phụ nữ. Phụ nữ hiện đang đóng vai trò quan trọng các phòng ban của công ty, bao gồm Pháp lý, Tài chính, Nhân sự và Marketing. Trong các đợt tuyển dụng, HP luôn đảm bảo tính công bằng giữa các ứng viên nam và nữ.
HP cũng thể hiện sự ủng hộ trong việc xoá bỏ những thành kiến thông qua các buổi đào tạo hoặc trò chuyện trực tiếp giữa ban lãnh đạo và nhân viên. Công ty cũng chuẩn bị cho lộ trình đào tạo lãnh đạo của nhân viên nữ tại chương trình WILL và tham gia vào mạng lưới WIN tại khu vực Đông Nam Á.