Hãy cùng CarZ tìm hiểu hệ thống đề xuất của YouTube qua bài blog được đăng tải ngày 15/9 vừa qua của ông Cristos Goodrow, Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của YouTube.
“Hầu hết tất cả các video đều có khán giả, và công việc hệ thống đề xuất của YouTube chính là tìm kiếm đối tượng khán giả đó. Hãy nghĩ xem sẽ khó khăn thế nào để tìm kiếm tất cả các sách trong một thư viện rộng lớn mà không có sự giúp đỡ của thủ thư,” ông Cristos Goodrow, Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của YouTube chia sẻ.
“Khi các đề xuất của YouTube ở mức tốt nhất, chúng kết nối hàng tỉ người trên khắp thế giới với những nội dung truyền cảm hứng, giáo dục và giải trí độc đáo. Đối với tôi, đó có nghĩa là đi sâu vào những bài giảng, tìm hiểu những băn khoăn về vấn đề đạo đức mà công nghệ đang đối mặt hiện nay, hoặc xem lại các pha nổi bật của những trận bóng bầu dục mà tôi đã xem khi còn là một đứa trẻ. Đối với con gái lớn của tôi, đó là việc tìm thấy tiếng cười và hòa nhập cộng đồng cùng với Vlogbrothers. Và với con trai lớn của tôi, các đề xuất YouTube mang lại cho nó hiểu biết tốt hơn về môn đại số tuyến tính thông qua những video hoạt hình giải thích của kênh 3Blue1Brown – và xem video của KSI vào giờ giải lao.
Như trường hợp của gia đình tôi, hầu hết tất cả các video đều có khán giả, và việc của hệ thống đề xuất chính là tìm kiếm đối tượng khán giả đó. Hãy nghĩ xem sẽ khó khăn thế nào để tìm kiếm tất cả các sách trong một thư viện rộng lớn mà không có sự giúp đỡ của thủ thư. Các đề xuất thúc đẩy một lượng xem đáng kể trong tổng số lượt xem trên YouTube, thậm chí còn thu về nhiều lượt xem hơn tính năng đăng ký kênh hoặc tìm kiếm video. Tôi đã dành ra hơn một thập kỷ tại YouTube để xây dựng hệ thống đề xuất của chúng tôi và tôi tự hào khi nhìn thấy nó trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm YouTube của mọi người. Nhưng đáng tiếc thay, các đề xuất lại bị nhìn nhận như một hộp đen bí ẩn. Chúng tôi muốn những hệ thống này được hiểu một cách công khai, vì vậy hãy để tôi giải thích về cách hoạt động của chúng, cách mà chúng phát triển, và lý do tại sao đưa ra các đề xuất có trách nhiệm là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
Hệ thống đề xuất là gì?
Hệ thống đề xuất của chúng tôi được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là giúp mọi người tìm kiếm được video mà họ muốn xem và sẽ mang đến giá trị cho họ. Bạn có thể tìm kiếm các đề xuất ở hai nơi chính: trang chủ của bạn và phần “Tiếp theo”. Trang chủ là trang mà bạn sẽ nhìn thấy khi vừa mở YouTube – nó hiển thị hỗn hợp các đề xuất đã được cá nhân hoá, các video từ kênh bạn đăng ký, những tin tức và thông tin mới nhất. Phần Tiếp theo xuất hiện khi bạn đang xem một video và đề xuất nội dung bổ sung dựa trên nội dung mà bạn đang xem, cùng với các video khác mà chúng tôi nghĩ bạn có thể quan tâm.
Trở lại năm 2008 khi chúng tôi mới bắt đầu xây dựng hệ thống đề xuất, trải nghiệm lúc đó hoàn toàn khác biệt. Hãy cho rằng bạn hầu như chỉ xem các video nấu ăn. Bạn có khó chịu không nếu trang chủ của bạn chỉ toàn đề xuất đến bạn những video thể thao và âm nhạc mới nhất bởi vì chúng có rất nhiều lượt xem? Đó chính là YouTube trong những ngày đầu tiên. Hệ thống đã xếp hạng các video dựa trên độ phổ biến để tạo ra một trang “Xu hướng” lớn. Không có nhiều người xem những video đó và phần lớn lượt xem trên YouTube lại đến từ các lượt tìm kiếm hoặc các liên kết được chia sẻ ngoài nền tảng.
Ngày nay, hệ thống của chúng tôi lọc qua hàng tỉ video để đề xuất nội dung phù hợp với sở thích cụ thể của bạn. Ví dụ, hệ thống nhận ra rằng tôi đã xem một pha highlight kinh điển trong trận bóng bầu dục, và tìm kiếm cho tôi những pha highlights thể thao từ thời trẻ của mình. Không có các đề xuất, tôi sẽ không bao giờ biết lại có những video này trên đời. Không giống với những nền tảng khác, chúng tôi không kết nối người xem với nội dung thông qua mạng xã hội. Thay vào đó, thành công của các đề xuất YouTube phụ thuộc vào tính dự đoán chính xác những video mà bạn muốn xem.
Để làm điều này, chúng tôi bắt đầu với hiểu biết rằng mọi người đều có thói quen xem video riêng. Sau đó, hệ thống của chúng tôi so sánh thói quen xem video của bạn với những người có thói quen tương tự và sử dụng thông tin đó để đề xuất nội dung khác mà bạn có thể muốn xem. Vậy nếu bạn thích các video về quần vợt và hệ thống của chúng tôi nhận thấy những người thích xem các video quần vợt tương tự như bạn lại thưởng thức thêm video nhạc jazz, bạn có thể sẽ được đề xuất các video nhạc jazz (đối với những mục như tin tức và thông tin, chúng sẽ có cách vận hành khác – tôi sẽ đề cập đến chúng sau) — thậm chí nếu bạn chưa bao giờ xem một video về jazz nào trước đây. Vài năm trước, hệ thống đã đề xuất những video từ Tyler Oakley đến con gái lớn của tôi, do những người xem Vlogbrothers như con bé cũng đồng thời xem Tyler Oakley. Cuối cùng con bé đã trở thành một người hâm mộ cuồng nhiệt, đến nỗi sau đó chúng tôi phải đưa con bé đến gặp anh ấy tại một buổi gặp mặt.
Nhưng tất nhiên, chúng tôi biết rằng không phải ai cũng luôn muốn chia sẻ thông tin với chúng tôi. Vì thế, chúng tôi đã xây dựng các biện pháp kiểm soát giúp bạn quyết định tùy chỉnh lượng dữ liệu mà bạn muốn cung cấp cho chúng tôi. Bạn có thể ngừng, chỉnh sửa hoặc xóa nhật ký tìm kiếm và xem trên YouTube của mình bất cứ khi nào bạn muốn.
Cách chúng tôi cá nhân hóa các đề xuất
Để cung cấp lựa chọn tuỳ chỉnh như vậy, hệ thống đề xuất không vận hành dựa trên một “công thức” cần làm nào cả. Nó liên tục phát triển, học hỏi từng ngày từ hơn 80 triệu mảnh ghép thông tin mà chúng tôi gọi là các tín hiệu. Đó là lý do vì sao việc minh bạch không đơn giản chỉ là liệt kê một công thức cho các đề xuất, nhưng còn liên quan đến việc hiểu biết tất cả các dữ liệu được đem vào hệ thống. Một số các tín hiệu xây dựng dựa trên nhau để giúp thông báo đến hệ thống của chúng tôi về những gì khiến bạn cảm thấy hài lòng như: số lần nhấp, thời gian xem, trả lời khảo sát, lượt chia sẻ, lượt thích, lượt không thích.
- Số lần nhấp: Việc nhấp vào một video cung cấp một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng bạn cũng sẽ thấy hài lòng với video này. Sau cùng, bạn cũng sẽ không nhấp vào video nào đó mà bạn không thích xem.
Tuy nhiên, như chúng tôi được biết hồi năm 2011, nhấp vào một video không có nghĩa là bạn thực sự xem nó. Giả sử bạn đang tìm kiếm những pha highlights của trận đấu Wimbledon năm đó. Bạn cuộn trang và nhấp vào một trong số các video có hình thu nhỏ và tiêu đề, gợi ý rằng nó sẽ trình chiếu diễn biến của trận đấu. Thay vào đó, thực chất lại là một người đang nằm trong phòng ngủ và nói về trận đấu. Bạn nhấp vào một video mà hệ thống của chúng tôi đề xuất trên phần Tiếp theo, chỉ để tìm thêm một người hâm mộ khác nói về trận đấu. Bạn nhấp đi nhấp lại nhiều lần qua những video này cho đến khi bạn được đề xuất một video thực sự có cảnh của trận đấu mà bạn muốn xem. Đó là lý do vì sao chúng tôi thêm tín hiệu thời gian xem vào năm 2012.
- Thời gian xem: thời gian xem của bạn — những video mà bạn đã xem và xem bao lâu — cung cấp những tín hiệu cá nhân hoá cho hệ thống của chúng tôi về những gì mà bạn có thể muốn xem nhất. Vì thế, nếu người hâm mộ quần vợt đã xem trọn 20 phút các clip nổi bật của giải Wimbledon, và chỉ một vài giây của video phân tích trận đấu, chúng tôi có thể yên tâm cho rằng xem video highlights có giá trị hơn đối với họ.
Khi lần đầu tiên kết hợp thời gian xem với đề xuất, chúng tôi nhận thấy lượt xem đã giảm 20% ngay lập tức. Nhưng chúng tôi tin rằng việc đem đến nhiều giá trị hơn cho người xem quan trọng hơn với chúng tôi. Dù vậy, không phải tất cả thời gian xem đều như nhau. Đôi khi tôi thức khuya, xem một vài video ngẫu nhiên khi thay vào đó, tôi có thể học thêm một ngôn ngữ mới trên YouTube hoặc trau dồi kỹ năng nấu nướng của mình cùng với một nhà sáng tạo nội dung. Chúng tôi không muốn người xem hối hận về những video mà họ đã dành thời gian để xem, và chúng tôi nhận ra rằng mình cần phải nỗ lực hơn thế để đo lường được giá trị mà các bạn nhận được khi dành ra thời gian trên YouTube. - Trả lời khảo sát: Để thực sự đảm bảo người xem hài lòng với nội dung mà họ đang xem, chúng tôi đo lường cái mà chúng tôi gọi là “thời gian xem có giá trị” — thời gian dành ra để xem một video mà bạn cảm thấy là xứng đáng. Chúng tôi đo lường thời gian xem có giá trị thông qua các khảo sát người dùng mà chúng tôi yêu cầu bạn đánh giá video mà bạn đã xem từ 1 đến 5 sao. Việc này cung cấp cho chúng tôi một số liệu để xác định mức độ hài lòng của bạn khi tìm thấy nội dung. Nếu bạn đánh giá video từ 1 đến 2 sao, chúng tôi sẽ hỏi vì sao bạn đánh giá thấp như vậy. Tương tự, nếu bạn cho video này 5 sao, chúng tôi sẽ hỏi vì sao, nó truyền cảm hứng hay có ý nghĩa? Chỉ có những video mà bạn đánh giá 4 đến 5 sao mới được tính là thời gian xem giá trị.
Đương nhiên, không phải ai cũng trả lời khảo sát trên mỗi video mà họ xem. Dựa vào những câu trả lời nhận được, chúng tôi đào tạo một mô hình máy học để dự đoán các câu trả lời khảo sát tiềm năng cho mọi người. Để kiểm tra độ chính xác của các dự đoán, chúng tôi cố ý giữ lại một số câu trả lời khảo sát từ đợt đào tạo. Bằng cách này, chúng tôi luôn quản lý được hệ thống của mình theo dõi các phản hồi thực tế như thế nào. - Lượt chia sẻ, thích, không thích: Trung bình, mọi người thường hài lòng với các video mà họ chia sẻ hoặc thích. Hệ thống của chúng tôi sử dụng thông tin này để cố gắng dự đoán khả năng mà bạn sẽ chia sẻ hoặc thích các video khác. Nếu bạn không thích một video, đó là một tín hiệu cho thấy có thể đó không phải là thứ mà bạn thích xem.
Tương tự với các đề xuất của bạn, tầm quan trọng của mỗi tín hiệu đều tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn là tuýp người chia sẻ bất kỳ video mà bạn xem, bao gồm cả những video mà bạn đánh giá 1 hoặc 2 sao, hệ thống của chúng tôi sẽ biết không nên dựa nhiều vào lượt chia sẻ của bạn khi đề xuất nội dung. Tất cả những điều này là lý do tại sao hệ thống của chúng tôi không tuân theo một công thức đã định, mà phát triển linh hoạt khi thói quen xem của bạn thay đổi.
Tập trung vào những đề xuất có trách nhiệm
Số lần nhấp, lượt xem, thời gian xem, khảo sát người dùng, lượt chia sẻ, lượt thích và lượt không thích hoạt động hiệu quả trong việc đưa ra các đề xuất cho các chủ đề như âm nhạc và giải trí — những gì hầu hết mọi người truy cập YouTube để xem. Tuy nhiên, trong những năm qua, ngày càng có nhiều người truy cập vào YouTube để xem tin tức và thông tin. Cho dù đó là tin tức thời sự nóng hổi hay các nghiên cứu khoa học phức tạp, đây là những chủ đề mà chất lượng của thông tin và bối cảnh nắm giữ vai trò quan trọng nhất. Một người nào đó có thể báo cáo họ rất hài lòng với những video cho rằng “Trái đất phẳng”, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi muốn giới thiệu tuyến nội dung có chất lượng thấp như vậy.
Đó là lý do tại sao các đề xuất đóng vai trò quan trọng như vậy trong cách chúng tôi duy trì một nền tảng có trách nhiệm. Chúng kết nối người xem với thông tin chất lượng cao và giảm thiểu khả năng họ xem thấy nội dung có vấn đề. Và các đề xuất cũng bổ trợ cho công việc được thực hiện theo Nguyên tắc cộng đồng mạnh mẽ của chúng tôi, xác định những gì được phép và không được phép đăng trên YouTube.
Chúng tôi đã sử dụng các đề xuất để hạn chế nội dung chất lượng thấp khỏi việc xem rộng rãi kể từ năm 2011, khi chúng tôi xây dựng bộ phân loại để xác định video có nội dung thô bạo hoặc bạo lực và ngăn chúng tôi đề xuất. Sau đó, vào năm 2015, chúng tôi nhận thấy rằng nội dung lá cải giật gân xuất hiện trên các trang chủ, và đã thực hiện các bước để hạn chế nội dung đó. Một năm sau, chúng tôi bắt đầu dự đoán khả năng video đẩy trẻ vị thành niên vào tình huống rủi ro và xóa những video đó khỏi đề xuất. Và vào năm 2017, để đảm bảo rằng hệ thống đề xuất của chúng tôi công bằng với những cộng đồng bị thiệt thòi, chúng tôi đã bắt đầu đánh giá công nghệ máy học hỗ trợ hệ thống về sự công bằng giữa các nhóm được bảo vệ — chẳng hạn như cộng đồng LGBTQ +.
Sự gia tăng của thông tin sai lệch trong những năm gần đây khiến chúng tôi phải mở rộng hơn các cách mà chúng tôi sử dụng hệ thống đề xuất của mình để bao gồm thông tin sai lệch có vấn đề và nội dung gần ranh giới vi phạm — đó là nội dung gần giống nhưng không hoàn toàn vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi. Nội dung này bao gồm các video về thuyết âm mưu (“sự kiện đổ bộ lên mặt trăng là giả”) hoặc nội dung khác lan truyền thông tin sai lệch (“nước cam có thể chữa ung thư”).
Chúng tôi có thể làm điều này bằng cách sử dụng bộ phân loại để xác định xem video nào “chính thống” hay “gần ranh giới vi phạm”. Những phân loại này dựa trên đánh giá viên, những người đánh giá chất lượng của thông tin trong mỗi kênh hoặc video. Những đánh giá viên này đến từ khắp nơi trên thế giới và được đào tạo bài bản với một bộ hướng dẫn đánh giá chi tiết, có sẵn công khai. Chúng tôi cũng dựa vào các chuyên gia được chứng nhận, chẳng hạn như bác sĩ y tế khi nội dung video liên quan đến thông tin sức khỏe.
Để xác định tính chính thống, người đánh giá sẽ trả lời một số câu hỏi chính. Nội dung có thực hiện đúng cam kết hoặc đạt được mục tiêu không? Loại chuyên môn nào cần để đạt được mục tiêu của video? Danh tiếng của người nói trong video thế nào và đó là kênh gì? Chủ đề chính của video là gì (ví dụ: Tin tức, Thể thao, Lịch sử, Khoa học, v.v.)? Nội dung chủ yếu của video nhằm mục đích châm biếm? Những câu trả lời này và hơn thế nữa sẽ xác định mức độ uy tín của một video. Điểm càng cao thì video đó càng được thăng hạng khi có nhắc đến nội dung tin tức, thông tin. Để xác định nội dung gần ranh giới vi phạm, người đánh giá sẽ đánh giá các yếu tố không giới hạn nội dung gì, bao gồm: không chính xác, gây hiểu lầm hoặc lừa đảo; vô cảm hoặc không khoan dung; có hại hoặc có khả năng gây hại. Các kết quả được tổng hợp để chấm điểm về khả năng video chứa thông tin sai lệch độc hại hoặc gần ranh giới vi phạm. Bất kỳ ranh giới được phân loại trong video nào đều sẽ bị giảm trong tần suất đề xuất.
Những đánh giá của các đánh giá viên sẽ đào tạo hệ thống của chúng tôi mô hình hóa các quyết định của chúng, và hiện chúng tôi chia tỷ lệ các đánh giá của họ cho tất cả các video trên YouTube.
Trả lời các câu hỏi phổ biến về các đề xuất
Đề xuất đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ cộng đồng của chúng tôi, giới thiệu đến người xem nội dung họ yêu thích và giúp người sáng tạo kết nối với khán giả mới. Đối với toàn xã hội nói chung, các khuyến nghị có thể có ý nghĩa trong việc giúp ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch độc hại. Bởi vì ngoài việc số lần nhấp, thời gian xem, khảo sát người dùng, lượt chia sẻ, lượt thích và lượt không thích là những tín hiệu quan trọng thông báo cho hệ thống của chúng tôi, chúng có thể bị kiểm soát quá mức bởi cam kết đáp ứng trách nhiệm của chúng tôi đối với cộng đồng YouTube và xã hội.
Có một số câu hỏi còn lại tôi thường được hỏi về hệ thống đề xuất của chúng tôi mà tôi nghĩ là quan trọng cần phải giải quyết:
- Nội dung gần vi phạm ranh giới có nhận được hầu hết lượt tương tác?
Thực ra, thông qua các cuộc khảo sát và phản hồi, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết người xem không muốn được đề xuất nội dung gần vi phạm ranh giới, và nhiều người cảm thấy điều đó khiến người xem khó chịu và bực mình. Trên thực tế, khi chúng tôi giảm hạng các nội dung thuộc loại phản cảm hoặc báo lá cải, chúng tôi thấy rằng thời gian xem thực sự đã tăng 0,5% trong suốt 2 tháng rưỡi, so với khi chúng tôi không đặt bất kỳ giới hạn nào.
Ngoài ra, chúng tôi chưa có minh chứng cho thấy rằng nội dung gần vi phạm ranh giới lại hấp dẫn hơn các loại nội dung khác. Xem xét nội dung về Trái đất phẳng. Mặc dù có nhiều video được tải lên nói rằng Trái đất phẳng hơn so với những video nói rằng nó tròn, nhưng trung bình, các video về trái đất phẳng nhận được ít lượt xem hơn rất nhiều. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng nội dung giới hạn chỉ đáp ứng được sự hài lòng của một phần rất nhỏ người xem trên YouTube. Chúng tôi đã đầu tư đáng kể thời gian và tiền bạc để đảm bảo rằng nó không tiếp cận được đến nhiều đối tượng hơn thông qua hệ thống đề xuất của chúng tôi. Ngày nay, nội dung gần vi phạm ranh giới thu được hầu hết lượt xem từ các nguồn khác với các đề xuất không đăng ký.
- Nội dung gần vi phạm ranh giới có tăng thời gian xem cho YouTube?
Đối với đại đa số mọi người, nội dung giới hạn không đáp ứng được lượng thời gian xem nhiều trên YouTube. Đó là lý do tại sao vào năm 2019, chúng tôi bắt đầu giảm hạng các nội dung gần vi phạm ranh giới trong các đề xuất, dẫn đến thời gian xem giảm 70% với nội dung giới hạn không đăng ký, được đề xuất tại Mỹ. Hiện nay, lượt xem các nội dung như trên đến từ đề xuất của chúng tôi đã ở dưới mức 1%.
- Các đề xuất có hướng người xem đến nội dung ngày càng cực đoan không?
Như tôi có giải thích, chúng tôi tích cực giảm hạng thông tin chất lượng thấp trong các đề xuất. Nhưng chúng tôi cũng thực hiện thêm một bước nữa là cho người xem xem các video chính thống về các chủ đề mà họ có thể quan tâm. Giả sử tôi xem video về vắc-xin COVID-19. Trong bảng Tiếp theo, tôi sẽ nhìn thấy các video từ các nguồn uy tín như Vox và Bloomberg Quicktake và sẽ không nhìn thấy các video chứa thông tin sai lệch về vắc xin (trong phạm vi hệ thống của chúng tôi có thể phát hiện ra chúng).
Cùng với các video giải thích và tin tức về COVID-19 như trên, tôi cũng sẽ nhận được các đề xuất đã được cá nhân hóa từ các chủ đề khác dựa trên lịch sử xem video của tôi — một đoạn trích ngắn từ Saturday Night Live hoặc TEDx Talk về Hiệu ứng Super Mario. Sự đa dạng cá nhân hóa này giúp người xem tiếp cận các chủ đề và định dạng mới so với cùng một loại video lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu độc lập đang nghiên cứu cách các nền tảng công nghệ tác động đến việc tiêu thụ nội dung gần vi phạm ranh giới— và trong khi nghiên cứu vẫn đang diễn ra— một số các bài báo khoa học được xuất bản gần đây đã cho rằng các đề xuất của YouTube không thực sự hướng người xem đến nội dung cực đoan. Thay vào đó, việc tiêu thụ tin tức và nội dung chính trị trên YouTube thường phản ánh sở thích cá nhân, điều có thể thấy trên thói quen trực tuyến của họ.
- Nội dung gần vi phạm ranh giới có kiếm được tiền?
Để bắt đầu, các nguyên tắc về nội dung phù hợp với nhà quảng cáo của chúng tôi đã cấm rất nhiều nội dung gần vi phạm ranh giới bật kiếm tiền. Nhiều nhà quảng cáo đã nói với chúng tôi rằng họ không muốn hợp tác với loại nội dung này trên YouTube và thường chọn không tham gia quảng cáo để chống lại nó. Điều này có nghĩa là những video đó khi được xem sẽ mất đi cơ hội kiếm tiền, dẫn đến YouTube bị mất doanh thu thực. Tương tự như vậy, loại nội dung này gây mất lòng tin và gây lo ngại không chỉ với các đối tác quảng cáo mà còn với công chúng, báo chí và các nhà cầm quyền. Thực tế là khi trách nhiệm của chúng tôi về sản phẩm ngày càng tăng, công ty của chúng tôi và toàn bộ kinh tế của nhà sáng tạo nội dung cũng vậy. Trách nhiệm tốt cho kinh doanh.
Với tất cả những điều trên, tại sao chúng tôi không xóa nội dung gần vi phạm ranh giới? Thông tin sai lệch có xu hướng thay đổi và phát triển nhanh chóng, và không giống như các lĩnh vực như tội phạm bạo lực hoặc sự an toàn trẻ em, chúng thường thiếu sự nhất quán rõ ràng. Ngoài ra, thông tin sai lệch có thể khác nhau tùy thuộc vào quan điểm và nền tảng cá nhân. Chúng tôi thừa nhận rằng đôi khi, điều này có nghĩa là để lại nội dung gây tranh cãi hoặc thậm chí xúc phạm. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tập trung nhiều vào việc xây dựng các đề xuất có trách nhiệm và thực hiện các bước có ý nghĩa để ngăn hệ thống của chúng tôi đề xuất rộng rãi nội dung này.
Tổng hợp lại, tất cả trách nhiệm của chúng tôi xoay quanh việc đề xuất đã cho thấy tác động thực sự. Thời gian xem của tin tức chính thống tăng lên đáng kể và thời gian xem các nội dung gần vi phạm ranh giới giảm xuống. Điều này không có nghĩa là chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề — nó chỉ có nghĩa là chúng tôi sẽ cần tiếp tục tinh chỉnh và đầu tư vào hệ thống của mình để tiếp tục cải thiện. Mục tiêu của chúng tôi là có lượt xem nội dung gần vi phạm ranh giới từ các đề xuất dưới 0,5% tổng lượt xem trên YouTube.
Sứ mệnh của YouTube chính là mang đến cho mọi người tiếng nói và cho họ thấy thế giới này ra sao. YouTube đã tạo ra một sự khác biệt to lớn trong cuộc sống của gia đình tôi. Những video mang đến bài học về lòng bao dung và sự đồng cảm đã có tác động tích cực và sâu sắc đến tính cách của con gái tôi. Con trai tôi đã vượt qua những khó khăn trong lớp đại số tuyến tính của nó. Tôi đã học được một lượng ngữ cảnh và sắc thái có ý nghĩa từ các bài giảng của các nhà lãnh đạo về đạo đức công nghệ. Và cam kết về sự cởi mở của chúng tôi đã làm nảy sinh những tiếng nói và ý tưởng mới mà nếu không thì sẽ không có nền tảng này. Những nhà sáng tạo như Marques Brownlee, MostlySane hoặc NikkieTutorials đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người bằng chuyên môn, sự ủng hộ và sự trung thực của họ.
Hệ thống đề xuất của chúng tôi đang trở nên tốt hơn từng ngày nhờ vào phản hồi từ tất cả các bạn, nhưng nó luôn luôn có thể trở nên tốt hơn. Đội ngũ của tôi và tôi cam kết duy trì công việc này và mang đến cho bạn những trải nghiệm hữu ích và giá trị nhất có thể.”