Điều thú vị về dòng bán tải khung gầm liền khối

0
CHIA SẺ
37
LƯỢT XEM

Trong ngành công nghiệp ô tô, Unibody và Body-on-Frame (Khung gầm liền khối/khung gầm rời) chính là hai cấu trúc thiết kế phổ biến nhất hiện nay.

Mẫu bán tải nào sử dụng khung gầm liền khối?

Với mục đích sử dụng và công năng của dòng Pick-up, Body-on-frame đang là cấu trúc được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, xu thế hiện nay đã khác, cuộc chơi của các hãng xe đã và đang làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

Điều thú vị về dòng bán tải khung gầm liền khối

Nếu như nhắc đến dòng bán tải nhỏ gọn mang phong cách thể thao với khung gầm liền, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến chiếc bán tải Hyundai Santa Cruz 2022 mới ra mắt cách đây không lâu tại thị trường Bắc Mỹ. Mẫu bán tải unibody thương hiệu Hàn Quốc này không áp dụng phong cách thiết hình hộp của những chiếc bán tải truyền thống mà chuyển sang thiết kế trẻ trung dựa trên những chiếc crossover của hãng. Hay như mẫu xe mới ra mắt Ford Maverick – chiếc bán tải nhỏ gọn hướng đến mục đích sử dụng trong đô thị với khung gầm liền khối unibody tương tự mẫu SUV Ford Bronco Sport cũng như EcoSport.

Điều thú vị về dòng bán tải khung gầm liền khối

Song, Hyundai Santa Cruz và Ford Maverick không phải là những chiếc xe đầu tiên áp dụng thiết kế theo phong cách khung gầm liền khối, mà đó chính là chiếc Honda Ridgeline – chiếc bán tải độc lần đầu tiên trình làng trong triển lãm Detroit 2016. Đây được xem như một động thái chứng tỏ Honda rất tự tin có thể giành thị phần với các “ông vua” trong dòng xe bán tải như General Motors, Ford và Fiat Chrysler tại thị trường Bắc Mỹ tại thời điểm đó.

Bán tải Ridgeline – Bất ngờ đến từ Honda

Với việc kết hợp cả 2 thiết kế Unibody và Body-on-Frame (Khung gầm liền khối/khung gầm rời), hãng xe Honda đã có một hướng suy nghĩ khác biệt và Honda Ridgeline chính là thành quả của sự kết hợp này.

Mẫu xe Pick-up này là sản phẩm duy nhất trên thị trường sử dụng cấu trúc Unibody, và được gia cố thêm bằng 1 khung sườn thép phía dưới sàn xe vào thời điểm năm 2017 đến khi mẫu xe của Hyundai Santa Cruz 2022 và Ford Maverick ra mắt.

Điều thú vị về dòng bán tải khung gầm liền khối

Xe có thân dài và rộng hơn các đàn anh trước tới 10 cm và 13,7 cm, với sàn tải rộng có khả năng mang theo khối lượng tối đa 725 kg. Mẫu bán tải này cũng được trang bị bộ động cơ độc quyền V6 có dung tích 3.5 lít, đi kèm với hộp số tự động 6 cấp, cho phép xe đạt được cấp độ tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất so với các mẫu xe cùng lớp khác. Kéo dài từ đầu xe đến đuôi xe, toàn bộ thân xe của Honda Ridgeline vẫn được thiết kế trên khung sườn thếp tương tự như các mẫu xe truyền thống. Tuy nhiên, thay vì thiết kế rời, bộ phận khung sườn này và toàn bộ body được hàn chết với nhau, tạo ra một liên kết chặt chẽ. Ở phía trên, thân xe được thiết kế bằng một khung thép với nhiều điểm hấp thụ xung lực khi xảy ra va chạm (1 cấu trúc unibody điển hình).

Vậy đâu là sự khác biệt giữa cấu trúc Body-on-frame truyền thống và cấu trúc mới của Honda Ridgeline (cấu trúc Unibody, gia cố thêm bằng một khung sườn được hàn chết phía bên dưới)?

Với loại Body-on-frame, 2 mảnh tách biệt của cấu trúc được liên kết với nhau với các khớp nối/bu lông riêng biệt, tăng cường thêm các vòng đệm cao su giảm chấn. Việc này giúp cho những mẫu xe khung gầm rời có khoang lái cách biệt, tĩnh lặng hơn, bớt ồn hơn (với điều kiện hệ thống treo hoạt động hiệu quả). Tuy nhiên, độ vững chắc tổng thể của xe sẽ bị suy giảm bởi chúng hoàn toàn là những chi tiết rời rạc, và có những lớp cao su đệm giữa.

Điều thú vị về dòng bán tải khung gầm liền khối

Với một cấu trúc mà Ridgeline đang sở hữu, chúng ta có được một bộ khung hoàn chỉnh, liên kết cố định giữa khoang hành khách và thùng tải phía sau, với độ cứng xoắn cao hơn. Tuy nhiên, nếu như đây đơn thuần chỉ là một cấu trúc Unibody cơ bản, thì thân xe có thể dễ dàng bị bẻ đôi, trong trường hợp quá tải trọng. Và vì vậy, Honda đã nghiên cứu và gia cố thêm một khung sườn theo phong cách truyền thống, để phòng tránh tình trạng này xảy ra.

Ở cấu trúc mới này, chúng ta có được sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận, từ đó có được một độ cứng xoắn tốt hơn các sản phẩm khác, và đồng thời vẫn sỡ hữu khả năng chịu tải cao, nhờ vào một “bệ đỡ” phía dưới. Từ việc nâng cấp nội thất để giống một mẫu xe du lịch hơn, cho tới việc thay đổi cấu tạo về cấu trúc của xe Pickup truyền thống, có vẻ như Honda Ridgeline đã xây dựng những nền móng đầu tiên về một khái niệm mới, một định nghĩa mới về các mẫu xe bán tải cho dù sản lượng xe từ khi ra mắt năm 2017 đến nay không đạt được như mong đợi.

Điều thú vị về dòng bán tải khung gầm liền khối

Tuy nhiên, sau 4 năm kể từ khi ra mắt Honda lại tiếp tục làm mới mẫu xe của mình với những đường nét thiết kế cá tính hơn với lưới tản nhiệt mới dựng thẳng đứng và phần đầu vuông vức. Ở hai bên lưới tản nhiệt là cặp đèn pha LED mới vẫn bị ngắt đoạn bởi một thanh trang trí chạy ngang.

Với những thay đổi này, Honda hi vọng chiếc Ridgeline sẽ không bị chê là “trông không giống một chiếc bán tải” khi có phần đầu quá giống chiếc crossover 7 chỗ Pilot chia sẻ cùng nền tảng nữa. Chiếc xe sẽ thu hút được thiện cảm của người dung tại thì trường Bắc Mỹ, một thì trường cạnh tranh khốc liệt ở phân khúc bán tải, nhất là khi Hyundai Santa Cruz 2022 và Ford Maverick ra mắt.

Có thể bạn sẽ thích bài viết này