Cotton Brazil, một chương trình quốc tế nhằm quảng bá bông Brazil được Hiệp hội Người trồng bông Brazil (ABRAPA) chứng nhận, đã tổ chức sự kiện Sellers Mission tại Hà Nội vào ngày 22/11, và tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25/11. Chương trình bông Brazil được Cotton Brazil nhấn mạnh là sản phẩm xuất khẩu đáng tin cậy, bền vững, có thể truy xuất nguồn gốc và đạt chất lượng cao, là trọng tâm của hội nghị trực tuyến này. Bên cạnh việc đảm bảo công tác cải tiến dựa trên kết quả thực tế, sự kiện Sellers Mission qua đây còn thể hiện cam kết liên tục của Cotton Brazil trong mối quan hệ hợp tác tại Việt Nam.
Ngành công nghiệp bông trên toàn cầu đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung, trong khi đó ở thị trường châu Á, mọi cấp độ từ nhà sản xuất đến thương nhân đều chịu phải tác động này. Các nước châu Á như Việt Nam phải thực hiện công tác nhập khẩu để bổ sung cho lượng bông bị thiếu hụt trong nước. Sự gia tăng nhu cầu đối với bông nhập khẩu chất lượng cao đã mở đường cho sự phát triển của Brazil với tư cách là một công ty lớn trong ngành bông; vừa là nhà sản xuất bông lớn thứ tư và vừa là nhà xuất khẩu bông lớn thứ hai trên toàn cầu.
Trong 4 năm qua, sản lượng bông của Brazil đã tăng hơn gấp đôi với 1,3 triệu tấn ở niên vụ 2015/2016 và tăng lên xấp xỉ 3 triệu tấn ở niên vụ 2019/2020. Kết quả này đạt được là nhờ vào việc tận dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, ngoài ra, phương pháp canh tác không tưới tiêu cũng được hơn 90% trang trại bông của Brazil đưa vào áp dụng. Ở niên vụ 2021/2022, cường quốc nông nghiệp đã cung cấp cho Việt Nam 275 nghìn tấn bông.
Việt Nam là nước nhập khẩu bông lớn thứ 2 của Brazil và là nước nhập khẩu bông lớn thứ 3 trên toàn cầu. Ngành dệt may của Việt Nam chiếm gần 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và được định giá 38,9 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, bông Brazil hiện chiếm 19% thị phần. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai nếu Brazil cam kết tìm hiểu nhu cầu và các mối quan tâm tại thị trường Việt Nam cũng như phương pháp đáp ứng nhu cầu với sản phẩm ngày càng dồi dào, đạt chất lượng cao và ổn định.
ABRAPA đã ước tính rằng diện tích trồng trọt năm nay sẽ lên tới hơn 1,6 triệu ha – tăng 15% so với năm trước, vì vậy, nguồn cung bông của Brazil dự đoán sẽ tăng trở lại trong năm nay. Căn cứ vào sự gia tăng diện tích trồng trọt này, ABRAPA dự báo mức tăng trưởng trong mùa vụ năm 2022 là 20% với sản lượng đạt gần 2,5 triệu tấn, đánh dấu mùa vụ tốt thứ hai trong lịch sử ngành nông nghiệp bông của Brazil. Brazil đã xuất khẩu 1,519 triệu tấn từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022, tạo ra doanh thu 2,827 tỷ đô la Mỹ. Dự kiến tổng lượng hàng xuất khẩu của quốc gia này là 1,8 triệu tấn trong chu kỳ tiếp theo, với dự báo khoảng 2,2 triệu tấn cho giai đoạn 2023-2024.
Sản phẩm bông của quốc gia được sản xuất và xuất khẩu với số lượng lớn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao đồng thời vẫn duy trì được tính bền vững. Bông Brazil được chứng nhận bởi chương trình ABR (Responsible Brazilian Cotton) và được cấp phép bởi Better Cotton Initiative (BCI), một nhóm phi lợi nhuận thúc đẩy các hoạt động canh tác và sản xuất bông bền vững trên toàn cầu. Nhằm thúc đẩy việc kiểm soát chất lượng trong chuỗi cung ứng của ngành, bông Brazil cũng được tiến hành giám sát bởi chương trình kiểm soát chất lượng bông của ABRAPA, còn được gọi là Standard Brazil HVI (SBRHVI), qua đó quá trình thử nghiệm được tiến hành từ các phòng thí nghiệm phân loại bông cho các đối tác trên toàn quốc và cho ra kết quả về độ tin cậy thử nghiệm là 97%.
Ngoài ra, ABRAPA cũng đã phát triển một hệ thống nhận dạng kiện bông (SAI), áp dụng công nghệ mã QR được đặt trên các thẻ kiện nhằm cung cấp quyền truy cập nhanh vào hệ thống dữ liệu về chất lượng, nguồn gốc, phân loại HVI và các chứng nhận công nghiệp về môi trường xã hội; đảm bảo công tác truy xuất nguồn gốc của các kiện bông.
Ra mắt vào cuối năm 2020, sứ mệnh toàn cầu của Cotton Brazil là thúc đẩy thương mại sản phẩm bông Brazil đến các thị trường quốc tế, đồng thời mang đến cho ngành dệt may toàn cầu sản lượng và nguồn cung cấp bông đáng tin cậy, đạt chất lượng cao. Cotton Brazil vẫn luôn tìm kiếm phương pháp tăng cường các chương trình về tính bền vững, chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đồng thời đáp ứng nhu cầu đang thay đổi của người tiêu dùng B2B quốc tế.
Bốn vấn đề chính đã được trình bày trong sự kiện Sellers Mission:
- Chất lượng và Sản xuất – trình bày về độ tin cậy của chương trình kiểm soát chất lượng bông của Brazil và các chỉ số HVI chính của vụ mùa hiện tại là gì.
- Tính bền vững – trình bày về chương trình chứng nhận ABR (Responsible Brazilian Cotton) và cam kết rằng nguồn sản xuất và cung cấp bông đảm bảo tính bền vững với môi trường và có trách nhiệm với xã hội.
- Truy xuất nguồn gốc – trình bày về sự ra mắt của các tính năng mới trên nền tảng.
- Xuất khẩu – trình bày về những thách thức chính trong công tác cung ứng trên toàn cầu và các giải pháp thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và cung ứng.
Julio Cezar Busato, Chủ tịch ABRAPA cho biết: “Chúng tôi tin tưởng vào việc sử dụng công nghệ mới nhất hiện có trong nông nghiệp, giúp giảm tác động gây hại cho môi trường do các phương thức canh tác bông không bền vững trước đây gây ra. Từ việc tập trung vào bốn vấn đề chính, chúng tôi có thể tạo ra một ngành công nghiệp bông bền vững mà không ảnh hưởng đến chất lượng và nhu cầu của thị trường. Thông qua những sự kiện này, chúng tôi hy vọng sẽ củng cố mối quan hệ với các đối tác quan trọng của chúng tôi tại Việt Nam bằng cách đưa ra lời cam kết của chúng tôi trong việc tìm hiểu những thách thức tại thị trường nước sở tại và cách chúng tôi có thể vươn lên để đáp ứng những thách thức đó để cùng nhau tạo ra một tương lai bền vững”.
Nhằm mục đích thúc đẩy thị phần hơn nữa tại các quốc gia trọng điểm trong tương lai, chương trình đang tiến hành thực hiện các kế hoạch hướng đến việc tăng khả năng sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại thị trường châu Á. Thông qua các mối quan hệ ở thời điểm hiện tại và trong tương lai với vai trò là đối tác chiến lược cũng như các hoạt động kích hoạt sự kiện, chương trình sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức chung của thị trường về chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc và tính bền vững của sản phẩm bông Brazil.