Thiết kế tối ưu dành cho người dùng di chuyển
Về thiết kế, Lenovo LOQ có đuôi máy nhô ra phía sau – kiểu thiết kế đặc trưng của các laptop gaming lenovo nhằm tối ưu không gian để đặt thêm các cổng kết nối phía sau nhằm tối ưu dây cáp, ngoại hình đơn giản, hiện đại không có nhiều nét gaming, tuy nhiên lại có trọng lượng nặng.
Ngược lại, ASUS TUF Gaming F15 sở hữu thiết kế laptop truyền thống nhằm tối ưu kích thước và trọng lượng. So với Lenovo LOQ, ASUS TUF Gaming F15 chỉ nặng 2.2KG và kích thước máy cũng nhỏ hơn, mang đến sự nhẹ nhàng và thuận tiện khi di chuyển. Đồng thời sự cứng cáp hiện đại có đôi phần gaming cũng được thể hiện qua logo TUF dập nổi và một số điểm xuyến cách điệu trên máy.
Về yếu tố độ bền, cả 2 sản phẩm đều đạt chuẩn độ bền quân đội Mỹ MIL-STD-810H chịu được va đập và điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, nắp máy của ASUS TUF Gaming F15 bằng kim loại, cho cảm giác cứng cáp hơn so với Lenovo LOQ.
Thông số cấu hình
Về cấu hình, ASUS TUF Gaming F15 với cấu hình Intel Core i7 13620H và RTX 4050 140W, trong khi Lenovo LOQ sẽ là phiên bản i5-13450HX và RTX 4050 105W. Cả 2 vẫn sẽ được trang bị 16GB RAM Single Channel cũng như ổ cứng 512GB SSD tốc độ cao, cùng màn hình IPS FHD 144Hz với độ bao phủ màu 100% sRGB.
Với mức giá trên 25 triệu đồng, cả 2 đều được trang bị cấu hình tốt nhất, cũng như có màn hình đẹp cho nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh và giải trí. Sự khác biệt rõ ràng nhất vẫn là CPU với i7 13620H trên TUF Gaming F15 và i5 13450HX trên Lenovo LOQ, cùng với đó là dung lượng pin và công suất của sạc đi kèm máy.
Hiệu năng mạnh mẽ, có thể duy trì ổn định lâu dài
Xét riêng từ phần cứng: Cả hai mẫu CPU Intel Core i7 13620H và Inte Core i5 13450HX đều có hiệu năng mạnh mẽ trong phân khúc laptop gaming tầm trung. Với cùng số lượng nhân và luồng, nhưng nhờ xung nhịp và bộ nhớ cache L3 cao hơn, i7 13620H có lợi thế về hiệu năng đơn nhân và xử lý các tác vụ gaming, ngược lại, với 13450HX có mức TDP cao hơn hẳn, nên hiệu năng đa nhân sẽ cao hơn, mang lại lợi ích trong các tác vụ render CPU.Đồng thời, khi so sánh tính ổn định khi render, cả ASUS TUF Gaming F15 và Lenovo LOQ đều duy trì mức TDP 90W ổn định trong thời gian dài, cho thấy khả năng tối ưu nhiệt độ và và duy trì hiệu suất của cả 2 mẫu máy trong thời gian dài.
Về mặt GPU, ASUS TUF Gaming F15 được thiết kế để chạy RTX 4050 với mức TGP 140W cao nhất trong toàn bộ các laptop gaming trong phân khúc. Trong khi với Lenovo LOQ là 105W, nên xét về mặt lý thuyết ASUS TUF Gaming F15 có hiệu suất GPU tốt hơn. Thực tế qua bài test Timespy Graphics, ASUS TUF Gaming F15 có kết quả cao hơn so với Lenovo LOQ, cho thấy mức hiệu năng mạnh nhất trong phân khúc.
Trong quá trình chơi game thực tế, cả 2 đều có mức FPS tương đồng và đáp ứng tốt cho các nhu cầu chơi game hiện nay, nhưng ASUS TUF Gaming F15 vẫn có phần ổn định hơn, thể hiện qua FPS trung bình và 1% Low tốt hơn. Điều này cho thấy, dù cùng 1 GPU, nhưng việc trang bi CPU có hiệu năng đơn nhân tốt cùng với GPU có mức TGP 140W đã giúp ASUS TUF Gaming F15 có cho ra FPS tốt hơn so với Lenovo LOQ.
Khi chơi game và render nặng, quạt của 2 máy đều phát ra tiếng ồn lớn, Lenovo LOQ có phần êm ái hơn nhờ thiết kế tản nhiệt HyperCooling mới với toàn bộ khe thoát nhiệt dồn ra phía sau. Tất nhiên bạn vẫn cần đeo tai nghe để hạn chế tiếng ồn khi chơi game.
Thời lượng pin lớn hơn
Ngoài yếu tố về thiết kế, thời lượng pin cũng là yếu tố cân nhắc khi có nhu cầu mang theo laptop sử dụng bên ngoài. ASUS TUF Gaming F15 với pin dung lượng 90Wh, bạn có thể yên tâm làm việc và giải trí cả ngày mà không lo gián đoạn – điều mà viên pin 60Wh của Lenovo LOQ khó sánh kịp.
Cùng với việc trang bị CPU dòng H thay vì HX-Series như Lenovo LOQ, ASUS TUF Gaming F15 có thể mang lại thời gian sử dụng lâu hơn đáng kể trong các nhu cầu học tập, lướt web văn phòng hiện nay.
Tổng kết
Với những ưu điểm ở trên cả 2 có thể đáp ứng được các nhu cầu hiện nay của người dùng, với khả năng chơi tốt các tựa game esports và AAA hiệu năng cao và đều phù hợp để xử lý các tác vụ nặng trong thời gian dài. Nhưng xét về yếu tố gaming, thì ASUS TUF Gaming F15 có lợi thế nhỏ khi ưu tiên hiệu suất đơn nhân của CPU cùng với GPU 140W giúp FPS cao hơn và ổn định hơn so với Lenovo LOQ. Nên với những bạn thực sự cần độ trễ thấp và hiệu suất ổn định. ASUS TUF Gaming F15 sẽ phù hợp hơn.
Ngoài yếu tố hiệu năng ra, cả 2 đều thiết kế hiện đại và có chất lượng hoàn thiện tốt trong phân khúc laptop gaming phổ thông hiện nay, cổng kết nối đầy đủ và màn hình đẹp. Nhưng với Lenovo LOQ là chiếc laptop gaming phù hợp những bạn thích ngoại hình thiên hướng văn phòng hiện đại và khả năng tối ưu dây cáp cho những nhu cầu kết nối thiết bị ngoại vi mà không phải di duyển nhiều.
Ngược lại, ASUS TUF Gaming F15 lại có trọng lượng được tối ưu và thời lượng pin lớn, kết hợp với hiệu năng mạnh giúp là chiếc máy này trở nên toàn diện cho những bạn cần yếu tố di động, bên cạnh khả năng chơi game tốt nhất.